Kinh lạc trên cơ the người là đường vận chuyển khí huyết và cũng chính là nơi để khí âm dương thông nhau, giúp kết nối các tạng phủ với bề mặt cơ thể con người. Việc đả thông kinh lạc đóng một vai trò quan trọng duy trì sự bình thường của cơ thể.
Mục Lục
Kinh lạc trên cơ the người là gì?
Học thuyết kinh lạc nghiên cứu về công năng sinh lý, diễn biến của các bệnh lý cùng các mối quan hệ giữa các tạng phủ trong cơ thể con người. Hệ thống kinh lạc trên cơ the con người là những đường vận hành của khí huyết toàn thân, giúp cho các tạng phủ cơ quan của cơ thể con người có thể liên kết thành một hệ thống hữu cơ thống nhất.
Kinh lạc bao gồm kinh mạch và lạc mạch. Kinh mạch là những đường chính và thẳng, tuần hành ở sâu. Còn lạc mạch là những đường ngang như hệ thống võng lưới tuần hành ở nông. Những cơ quan phủ tạng trong cơ thể và da lông cân mạch của cơ thể con người được liên kết thành chỉnh thể hữu cơ thống nhất là nhờ chức năng của kinh lạc.
Hệ thống kinh lạc thành đường truyền của tà khí cũng như phản ánh tình trạng bệnh tật khi mắc bệnh.
Thông qua kinh lạc, ngoại tà từ bì phu sẽ chuyển vào lục phủ ngũ tạng, ví dụ như kinh quyết âm can sẽ có liên hệ với kinh vị và kinh phế, nên bệnh ở can có thể phạm phế, phạm vị,…
Kinh lạc cũng là nơi phản ánh tình trạng bệnh lý trong tạng phủ và biểu hiện ra bên ngoài, ví dụ như can khí uất kết thấy xuất hiện đau tức ở hai bên ngực sườn đau tức, đau quặn bụng dưới…

Cấu tạo hệ thống kinh lạc trên cơ the
Cấu tạo của hệ thống kinh lạc bao gồm: kinh lạc và mạch lạc. Trong đó kinh lạc có 12 đường kinh chính, 12 kinh biệt và 8 mạch kỳ kinh. Mạch lạc gồm có khổng lạc, phù lạc và 15 biệt lạc.
1. Mười hai đường kinh chính
Tại tay gồm có
- Ba kinh âm:
- Thủ thái âm phế
- Thủ thiếu âm tâm
- Thủ quyết âm tâm bào
- Ba kinh dương:
- Thủ thái tiểu trường
- Thủ thiếu dương tam tiêu
- Thủ dương minh đại trường
Tại chân gồm có:
- Ba kinh âm:
- Túc thái âm tỳ
- Túc thiếu âm thận
- Túc quyết âm can
- Ba kinh dương:
- Túc thái dương bàng quang
- Túc thiếu dương đởm
- Túc dương minh vị
2. Bát mạch kỳ kinh
Có tác dụng liên lạc điều tiết 12 đường kinh chính cụ thể:

- Nhâm mạch
- Đốc mạch
- Xung mạch
- Đới mạch
- Âm duy mạch
- Dương duy mạch
- Âm kiểu mạch
- Dương kiểu mạch
3. Sơ đồ sắp xếp của 12 đường kinh chính
12 đường kinh chính được sắp xếp như sau:
- Thủ thái âm phế
- Thủ dương minh đại trường
- Túc dương minh vị
- Túc thái âm tỳ
- Thủ thiếu âm tâm
- Thủ thái dương tiểu trường
- Túc thái dương bàng quang
- Túc thiếu âm thận
- Thủ quyết âm tâm bào
- Thủ thiếu âm tam tiêu
- Túc dương minh đởm
- Túc quyết âm can
Chức năng của hệ thống kinh lạc
1. Liên hệ tạng phủ cơ quan
- Thông qua 12 đường kinh lạc được nối giữa da lông, cơ nhục với cơ quan nội tạng trong cơ thể để liên hệ tạng phủ với hệ thống xương khớp.
- Liên lạc giữa các phủ tạng với ngũ quan: tiền hậu âm, mắt mũi tai,… đều có đường kinh mạch đi qua.
- Mối quan hệ giữa các phủ tạng: mỗi tạng phủ sẽ có 2 đường kinh mạch theo quan hệ biểu lý.
- Mối quan hệ giữa những đường kinh mạch: tuần hành của 12 kinh mạch liên tiếp với nhau, thực hệ việc liên hệ ngang dọc giữa 12 đường kinh chính cùng với 8 mạch kỳ kinh, từ đó hình thành nên sự liên hệ đa dạng giữa lạc mạch và kinh mạch.

2. Thông hành khí huyết để nuôi dưỡng tổ chức tạng phủ
Khí huyết sẽ được vận chuyển ra toàn cơ thể, muốn nuôi dưỡng tốt các cơ quan tổ chức thì hệ thống kinh mạch đóng vai trò quan trọng.
3. Tác dụng dẫn truyền cảm ứng
Dẫn truyền cảm giác châm chích hoặc kích thích vào cơ thể khác nhau.
4. Cân bằng điều tiết cơ năng
Khi cơ thể bị bệnh thì chứng khí huyết bất hòa, mất cân bằng âm dương, việc khai thông kinh lạc sẽ có tác dụng điều tiết kinh lạc và duy trì lại cân bằng.
Cơ thể con người sẽ được hoạt động bình thường khi kinh lạc thông suốt. Việc kinh lạc thông suốt rất quan trọng giúp cho chức năng của các cơ quan trong cơ thể được vận hành tốt và không có bệnh tật phát sinh. Khi kinh lạc hoạt động kém sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Điện sinh học là phương pháp được sử dụng để đả thông kinh lạc, duy trì sức khỏe bình thường cho cơ thể.
ĐỐI TÁC KHÁCH HÀNG