Gan là bộ phận thực hiện các hoạt động giải độc máu, tiêu hóa chất béo, phá vỡ các Hormone và lưu trữ các Vitamin, khoáng chất và sắt thiết yếu. Khi chức năng hoạt động của gan không được tối ưu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan chức năng khác. Vậy cơ chế thải độc của gan diễn ra như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về cơ chế hoạt động của gan qua bài viết sau để chăm sóc gan một cách hiệu quả.
Mục Lục
Cơ chế thải độc của gan?
Gan của người trưởng thành nặng tới 1,4kg. Trong đó các đơn vị tế bào nhỏ hơn sẽ cấu thành nên mô gan, trong các mô gan có chứa nhiều kênh dẫn máu và còn bao gồm cả mật. Máu từ các cơ quan trong hệ tiêu hoá sẽ chảy về gan thông qua tĩnh mạch cửa, dòng máu này sẽ mang theo đồng thời các chất dinh dưỡng và chất độc hại.
Gan sẽ thực hiện việc xử lý, thay đổi, dự trữ, giải độc và sau đó trả lại các chất sau khi đã biến đổi vào máu, hoặc là tiến hành đào thải ra ngoài qua hệ thống bài tiết. Nhờ đó, các chất độc hại sẽ được thải ra khỏi cơ thể của chúng ta.
Khi chuyển hoá chất béo: gan sẽ phân huỷ chất béo sau đó tạo ra năng lượng, cơ quan này còn thực hiện sản xuất được từ 800 – 1.000ml mật/ngày sau đó đưa chất lỏng này tới ống mật chính thông qua các ống dẫn nhỏ.
Ngoài ra, ống dẫn mật sẽ đưa mật tới tá tràng ở ruột non. Mật thực hiện vai trò quan trọng trong hoạt động phân huỷ cũng như hấp thụ chất béo.
Khi chuyển hoá Carbonhydrate: gan giúp duy trì sự ổn định của lượng đường trong máu. Nếu lượng đường trong máu tăng, gan sẽ loại bỏ đi Glucose huyết và lưu trữ dưới dạng Glycogen.

Khi lượng đường trong máu ở mức thấp, glycogen sẽ bị gan phá vỡ và gan giải phóng đường vào trong máu. Ngoài Glucose, gan còn đóng vai trò dự trữ các khoáng chất và vitamin, khi cần thiết các chất sẽ được truyền vào máu.
Khi chuyển hoá Protein: những Axit amin được nạp qua nguồn thức ăn sẽ được gan biến đổi và tạo nên chất béo hoặc Carbohydrate. Quá trình này sẽ tạo ra amoniac – là một chất độc hại. Tuy nhiên gan sẽ biến nó thành Ure đây là chất có lượng độc tố thấp hơn rất nhiều. Sau đó ure được thải vào trong máu và chuyển đến thận và cho ra ngoài cơ thể.
Cách bảo vệ chức năng gan hiệu quả
Các vấn đề bất thường ở gan làm ảnh hưởng đến cơ chế thải độc gan. Bạn có thể chủ động chăm sóc và bảo vệ chức năng gan với những lưu ý dưới đây:
-
Không sử dụng nhiều rượu bia.
-
Duy trì cân nặng ở mức hợp lý: đảm bảo chỉ số BMI ở mức bình thường. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, thực hiện tập thể dục điều độ giúp hạn chế gan nhiễm mỡ không do rượu bia.
-
Lưu ý tới những yếu tố nguy cơ mắc bệnh gan của bản thân: tiền sử gia đình có người đã từng bị bệnh gan, đồng thời bạn cũng nên thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị nếu sớm nếu có bệnh.

Trên đây là những thông tin về cơ chế thải độc của gan và một số lưu ý để bảo vệ chức năng gan hiệu quả. Việc đảm bảo chức năng gan đóng vai trò quan trọng giúp đảm bảo cơ thể hoạt động khỏe mạnh. Bạn có thể sử dụng một số phương pháp thải độc gan tại nhà để chủ động chăm sóc gan. Ngoài ra bạn cũng nên quan tâm đến việc thanh lọc thải độc cơ thể, detox đại tràng để cơ thể được khỏe mạnh từ bên trong.
ĐỐI TÁC KHÁCH HÀNG